Tổng hợp kiến thức
Câu hỏi phổ biến về bệnh da liễu
Chàm bẩm sinh là một bệnh da mạn tính, thường xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời. Bệnh đặc trưng bởi các mảng da đỏ, khô, ngứa và có vảy. Chàm bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở mặt, da đầu, cổ, khuỷu tay và đầu gối. Vậy chàm bẩm sinh có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết chàm bẩm sinh?
Khác với bệnh chàm da (Eczema), vết chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh (Birth Marks) là một dạng bất thường bẩm sinh xuất hiện trên da. Phần lớn những vết chàm bẩm sinh trên da là lành tính. Có thể quan sát thấy vết chàm/ bớt bẩm sinh trên da ngay sau khi sinh hoặc trong tháng đầu tiên sau sinh. Những vị trí xuất hiện bớt bẩm sinh có thể xảy ra tại bất cứ vùng da nào.
Những dấu vết chàm/ bớt bẩm sinh có thể khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng và một số đặc điểm khác. Tùy theo từng trường hợp vết chàm / bớt bẩm sinh mà các vết này có thể là tạm thời, mất dần khi lớn lên hoặc có thể là vĩnh viễn và tồn tại theo thời gian. Một số vết bớt có kích thước không ổn định, tăng dần diện tích theo thời gian.
Tham khảo thêm bài viết về chàm da:
Những nguyên nhân gây ra vết chàm bẩm sinh
Hiện tại vẫn chưa xác định rõ những nguyên nhân gây ra vết chàm bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng các vết chàm bẩm sinh chủ yếu có liên quan đến một số rối loạn trong cơ thể như:
- Quá trình phát triển quá mức của các mạch máu ở một số vùng da nhất định trong thai kỳ.
- Xuất hiện chàm bẩm sinh dao sự tăng sinh tế bào melanocytes.
- Một số rối loạn về cơ trơn, chất béo trong cơ thể.
- Ảnh hưởng của quá trình rối loạn nguyên bào sợi hoặc rối loạn keratinocytes.
- Di truyền cũng là một trong những yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến tình trạng vết chàm bẩm sinh.
Ngoài ra, các vết chàm bẩm sinh cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác chưa được ghi nhận một cách đầy đủ.
Chàm bẩm sinh có chữa được không?
Câu trả lời ngắn gọn là CÓ, chàm bấm sinh có thể chữa được. Tuy nhiên, mức độ chữa khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị chàm bẩm sinh hiện nay:
1. Tẩy vết chàm bẩm sinh bằng laser
Laser là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chàm bẩm sinh, sử dụng ánh sáng tập trung để phá hủy các tế bào da sản xuất melanin. Khi laser được chiếu vào da, ánh sáng laser sẽ được hấp thụ bởi các tế bào da sản xuất melanin. Sự hấp thụ ánh sáng laser làm nóng các tế bào da này và phá hủy chúng. Các tế bào da bị phá hủy sau đó sẽ được cơ thể đào thải tự nhiên.
Có nhiều loại laser khác nhau có thể được sử dụng để tẩy chàm bẩm sinh, một số loại laser phổ biến nhất bao gồm:
- Laser Nd:YAG: Laser Nd:YAG là một loại laser phổ biến để điều trị chàm bẩm sinh, sử dụng ánh sáng có bước sóng 1064nm. Laser Nd:YAG có thể hiệu quả trong việc loại bỏ chàm bẩm sinh ở mọi độ tuổi.
- Laser Q-switched: Laser Q-switched sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn, tập trung cao để phá hủy các tế bào da sản xuất melanin. Laser Q-switched có thể hiệu quả trong việc loại bỏ chàm bẩm sinh ở trẻ em
- Laser picosecond: Laser picosecond sử dụng ánh sáng có bước sóng cực ngắn, tập trung cao để phá hủy các tế bào da sản xuất melanin. Laser picosecond có thể hiệu quả hơn laser Q-switched trong việc loại bỏ chàm bẩm sinh ở trẻ em.
Trong hầu hết các trường hợp, tẩy chàm bẩm sinh bằng laser có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng chàm bẩm sinh. Tuy nhiên, có thể cần nhiều lần điều trị để đạt được kết quả mong muốn.
2. Sử dụng Corticosteroid
Corticosteroid là một trong những nhóm thuốc chống viêm sưng ngoài da. Bệnh nhân có thể sử dụng Corticosteroid với các mức độ khác nhau để làm mờ các vùng da có vết bớt, chàm do sắc tố, làm giảm kích thước các mạch máu nhỏ dưới da do bớt / chàm mạch máu,…
3. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng chàm / bớt bẩm sinh nếu như chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những vết bớt / chàm bẩm sinh cần thực hiện phẫu thuật thường là những vết chàm/ bớt ăn sâu dưới da, những vết bớt nằm gần vùng mắt, gây ảnh hưởng xấu đến thị lực, vết bớt gần mũi, gây chèn ép đường thở, những vết bớt có nguy cơ dẫn đến ung thư,…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vết chàm bớt bẩm sinh. Đồng thời trả lời được câu hỏi: Chàm bẩm sinh có chữa được không?
>>> Bài viết liên quan:
Tàn nhang bẩm sinh là một dạng rối loạn sắc tố da, xuất hiện do sự tăng sản melanin, một sắc tố tự nhiên của da. Nguyên nhân của tàn nhang bẩm sinh là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị tàn nhang bẩm sinh, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vậy tàn nhang bẩm sinh có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung sau.
Nội dung
Tàn nhang bẩm sinh là gì?
Như đã đề cập, tàn nhang bẩm sinh là mảng sắc tố da do di truyền, xuất hiện trên da từ khá sớm khi bạn chỉ khoảng 2 – 3 tuổi. Sau đó khi da tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn, tàn nhang cũng xuất hiện nhiều không chỉ ở mặt mà còn ở các vùng da cơ thể khác như: ngực, cổ, cánh tay, bàn tay,…
Dấu hiệu nhận biết tàn nhang rõ nhất là vào mùa đông, làn da tiếp xúc ít hơn với ánh nắng mặt trời nên các nốt tàn nhang cũng thường mờ hơn so với mùa hè.
Tham khảo thêm về tàn nhang trong bài viết: Tàn nhang: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tàn nhang bẩm sinh có chữa được không?
Theo các chuyên gia, tàn nhang là một bệnh lý da liễu lành tính, không gây ngứa ngáy, đau rát. Tuy nhiên, các đốm tàn nhang sẽ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt, khiến cho bạn tự ti về vẻ ngoài của mình, nhất là đối với hội chị em thì tàn nhang quả thật là cơn ác mộng.
So với các bệnh lý rối loạn sắc tố da khác thì tàn nhang dễ dàng điều trị hơn bằng nhiều cách. Tuy nhiên, tàn nhang bẩm sinh thường khó điều trị hơn, cần phải tác động sâu vào vùng hạ bì.
Tàn nhang bẩm sinh tuy khó điều trị hơn bình thường, nhưng với sự phát triển của nền y học hiện nay thì có thể trị dứt điểm được. Quan trọng bạn cần phải tìm cho mình được một phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng da của bản thân. Một số phương pháp điều trị có thể giúp làm mờ hoặc giảm số lượng tàn nhang, bao gồm:
- Kem bôi đặc trị: Có một số loại thuốc bôi có thể giúp làm mờ tàn nhang. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thường không cao và tàn nhang có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. Một số thành phần được chuyên gia khuyên dùng: AHA, Acid Azelaic, Arbutin, Vitamin C…
- Laser: Laser có thể giúp loại bỏ tàn nhang một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tia laser phá hủy các tế bào sản xuất melanin (melanocytes) có trong tàn nhang và đốm nâu một cách hiệu quả mà không làm hỏng bề mặt da.
- Phẫu thuật lạnh là phương pháp dùng nito lỏng để đóng băng và loại bỏ các tế bào da tổn thương. Phương pháp này hiệu quả đối với những tổn thương bề mặt, cải thiện tình trạng nám da, sạm da, tàn nhang hay dày sừng trên da. Sau khi thực hiện phẫu thuật lạnh để giảm tàn nhang, bạn sẽ cảm thấy trên mặt có vết phồng rộp nhẹ và sau 1-3 tuần sẽ bong ra, để lộ làn da mới.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh tàn nhang bẩm sinh. Đồng thời trả lời được câu hỏi “Tàn nhang bẩm sinh có chữa được không?“.
>>> Tham khảo thêm bài viết:
Đồi mồi là tình trạng rối loạn sắc tố trên làn da bị lão hoá. Đồi mồi xuất hiện gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sự tự tin của người mắc. Vậy bị đồi mồi có chữa được không? Hãy cùng Da liễu Trần Thịnh đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết da bị đồi mồi
Đốm đồi mồi và ung thư da nhiều khi bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên đồi mồi thường lành tính, gây mất thẩm mỹ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Các đốm đồi mồi thường có xu hướng xuất hiện ở những vùng da mỏng, yếu, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như: má, mu bàn tay, cánh tay, lưng, cổ, vai…
Đốm đồi mồi và ung thư da nhiều khi bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên đồi mồi thường lành tính, gây mất thẩm mỹ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Các đốm đồi mồi thường có xu hướng xuất hiện ở những vùng da mỏng, yếu, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như: má, mu bàn tay, cánh tay, lưng, cổ, vai…
Các chuyên gia chia đồi mồi thành 2 loại:
- Đốm dẹp: Các đốm đồi mồi bằng phẳng, nhẵn, màu sắc nhạt và không gây biến dạng bề mặt da.
- Đốm nổi: Các đốm như các nốt u thịt nhỏ, sần sùi, có thể xuất hiện tình trạng các đốm đậm màu dần theo thời gian.
Đồi mồi có thể xuất hiện ở mọi loại da, tuy nhiên tình trạng này phổ biến nhất ở người có độ tuổi 40 trở lên. Việc xuất hiện đồi mồi có thể là dấu hiệu của việc lão hoá ở những người trung niên, tuy nhiên nếu xuất hiện ở người trẻ là cơ thể đang báo hiệu cho bạn rằng làn da của bạn đang tổn thương và cần được chăm sóc đúng cách.
Da bị đồi mồi có chữa được không?
Tác hại chính của đốm đồi mồi là gây mất thẩm mỹ, đặc biệt khi các đốm đồi mồi đậm hơn và to hơn theo thời gian. Vậy liệu các đốm đồi mồi có tự hết không? Đáng buồn là rất hiếm khi đốm đồi mồi tự biến mất mà không cần can thiệp. Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến để loại bỏ đốm đồi mồi, đó là:
Phương pháp không xâm lấn
Phương pháp không xâm lấn thường áp dụng với người bị đồi mồi nhẹ tới vừa. Bằng việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, vùng da bị sẫm màu sẽ trở nên sáng hơn hoặc làm chậm việc sản xuất melanin. Các hợp chất phổ biến có thể kể đến:
- Retinoids: Giúp làm mờ đi các đốm đồi mồi chỉ trong vài tháng. Lưu ý, trong thời gian sử dụng Retinoids có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Vì vậy, bạn cần bảo vệ làn da kỹ càng bằng cách bôi kem chống nắng và che chắn làn da kĩ càng khi ra đường.
- Dẫn xuất vitamin C: Có tác dụng làm giảm tổng hợp melanin, làm sáng da.
- AHA (alpha hydroxy acid) là hoạt chất thường được sử dụng để tẩy da hóa học. Khi dùng AHA sẽ giúp thúc đẩy tái tạo tế bào mới, giảm tích tụ sắc tố, từ đó giúp làm đều màu da.
Phương pháp có xâm lấn
Phương pháp có xâm lấn thường áp dụng với trường hợp người có nhiều nốt đồi mồi đậm. Bằng các kỹ thuật hiện đại, vùng da bị đồi mồi sẽ được tác động sâu bên trong, loại bỏ vùng mô bị tích tụ melanin. Có hai liệu pháp phổ biến hiện nay là:
- LASER YAG giúp bào mòn bề mặt da ở lớp thượng bì cùng một phần của trung bì với bước sóng khoảng 2940nm, kích thước siêu nhỏ. Tại các đốm đồi mồi khi được tác động bởi laser thường có dấu hiệu bong tróc và bên dưới da sẽ kích hoạt cơ chế sản sinh tế bào mới nhờ đó da đều màu, khỏe mạnh hơn. Thời gian điều trị bằng laser thường phụ thuộc vào kích cỡ và tình trạng của đồi mồi trên da.
- Chiếu năng lượng IPL – Intense Pulsed Light sử dụng ánh sáng xung có cường độ cao với bước sóng khoảng 530nm có tác dụng cải thiện vấn đề sắc tố trên da. Thiết bị chiếu IPL sẽ phát ra ánh sáng lọc qua kính chuyên dụng tạo ra bước sóng hấp thụ trực tiếp vào hắc sắc tố ở tầng hạ bì của da. Nhờ đó, công nghệ này có thể điều trị hiệu quả dành cho những tình trạng đồi mồi mật độ dày trên da.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh đồi mồi và trả lời được câu hỏi “Da bị đồi mồi có chữa được không?“.
>>> Tham khảo thêm bài viết:
Giãn mao mạch là tình trạng mạch máu xuất hiện trên da. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Vậy giãn mao mạch có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Nội dung
Giãn mao mạch là gì?
Giãn mao mạch là tình trạng da bị phình mạch máu khiến các mạch máu li ti nổi lên, thường có màu đỏ, tím hoặc xanh. Các mạch máu này có thể là các mạch máu đỏ (tiểu động mạch) hoặc các mạch máu xanh (tiểu tĩnh mạch) hoặc các đoạn nối thông màu xanh tím nằm ở lớp bì, thường là bì nông. Kích thước của các giãn mạch thường tương đối nhỏ khoảng 0.1 mm cho tới 1 mm về đường kính.
Giãn các mao mạch này không ảnh hưởng về chức năng hệ mạch tại vùng chi phối đó, tuy nhiên lại gây nên không ít những mặc cảm, tự ti về ngoại hình vì giãn mạch máu loại này thường phát triển tại mặt, vùng bắp chân, đùi từ đó giảm chất lượng cuộc sống. Giãn mao mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số người sẽ nguy cơ bị giãn mao mạch hơn do một số nguyên nhân sau đây:
- Di truyền: Yếu tố di truyền sẽ có tác động đến tình trạng giãn mao mạch. Đối với gia đình có các thành viên trước bị giãn mao mao mạch, thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mang gen di truyền từ họ
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Các tia UV có thể tác động làm phình mạch máu, khiến mao mạch hiện rõ trên lớp da. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng ảnh hưởng tới collagen và elastin và các liên kết của các lớp mô da làm giảm độ đàn hồi da khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Sự thay đổi của thời tiết: Những thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, quá trình lưu thông máu trong cơ thể làm da mặt bị đỏ và mao mạch nổi hơn.
- Rối loạn tiết tố: Đối với những phụ nữ đang mang thai, sau mang thai và trong giai đoạn mãn kinh thì tình trạng rối loạn hoocmon sẽ ảnh hưởng đến mạch máu.
- Môi trường: Việc tiếp xúc với hóa chất hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu tới làn da và các mạch máu nổi nhiều hơn.
- Chứng đỏ mặt: Đây là tình trạng khiến da bị ửng đỏ và các mao mạch phình to hơn. Những người bị mắc chứng bệnh này thường dễ bị tình trạng giãn mao mạch.
- Rượu và chất kích thích: Rượu có thể khiến giãn mạch máu trong thời gian ngắn. Việc thường xuyên uống rượu sẽ khiến hiện tượng các mạch máu bị vỡ và làm da ửng đỏ.
- Lạm dụng chất corticoid: Các sản phẩm có chứa hàm lượng corticoid cao gây bào mòn da khiến da mỏng hơn và các mạch máu hiện rõ trên da.
Thảo khảo thêm nội dung về giãn mao mạch: Giãn mao mạch: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Giãn mao mạch có chữa được không?
Với công nghệ y tế ngày càng tiên tiến và phát triển, giãn mao mạch ở mặt hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Trước hết, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị giãn mao mạch là:
Dùng Retinoids dạng bôi: Loại thuốc bôi này có công dụng trị mụn hiệu quả nhưng nó cũng được chỉ định đối với những người bị giãn mao mạch nhờ vào đặc tính làm mờ vết mao mạch nổi trên da. Tuy nhiên, Retinoids cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây kích ứng da, ngứa đỏ và làm da khô sau khi bôi. Nhược điểm khi dùng Retinoids điều trị giãn mao mạch là Retinoids chỉ làm mờ vết mao mạch giãn, không thể trị dứt điểm hoàn toàn.
Tiêm xơ: Bác sĩ sẽ dùng chất gây xơ hóa và tiêm vào các giãn mạch này một cách chính xác. Chất này sẽ kết tụ gây tắc lòng mạch và gây xơ hóa từ từ, phương pháp này khá hiệu quả và gần như không phải nghỉ dưỡng, kết quả thấy được ngay. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có tác dụng phụ nếu để chất gây xơ hóa lọt vào các mạch máu lớn hơn hay lọt thuốc ra ngoài thành mạch, hoặc khách hàng dị ứng với thuốc.
IPL: là ánh sáng xung cường độ cao, cơ chế tương tự laser tuy nhiên do dải bước sóng trải rộng nên khả năng tập trung và tiên đoán kết quả khó hơn. Hiệu quả kém hơn và tác dụng phụ nhiều hơn laser.
Công nghệ ánh sáng laser: Là phương pháp hay sử dụng nhất để điều trị giãn mạch máu hiện nay bởi tính an toàn cực kì cao và hiệu quả đáng kể. Laser tạo ra nhiệt lượng lớn ngay khu trú tại mạch máu và gây đông tụ cả mạch máu và sau đó mô chết sẽ được cơ thể đào thải và thay thế từ từ. Phương pháp này không đau, không xâm lấn, không nghỉ dưỡng.
Điều trị giãn mao mạch bằng phương pháp Laser Nd:YAG an toàn, hiệu quả nhanh chóng
Laser trong điều trị giãn mạch sử dụng thuyết “Quang nhiệt chọn lọc” tức là chỉ chọn lọc mô đích được chọn, tia laser sẽ gần như bỏ qua các mô xung quanh mà bị hấp thụ bởi mô đích (mạch máu) nhiều hơn và dẫn tới mô đích bị gia tăng nhiệt độ lên tới nhiệt độ điều trị trong khi mô xung quanh vẫn không bị tổn thương.
Tại Việt Nam, laser Nd:YAG đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến để điều trị giãn mao mạch. Bởi laser có bước sóng từ 400-600nm ngoài việc hấp thu bởi màu đỏ (mạch máu), các laser này còn hấp thu màu đen (melanin) rất nhiều. Laser Nd:YAG xung dài có bước sóng 1064nm có khả năng đạt được mức năng lượng cao đến rất cao đủ để phá hủy mạch máu mà không ảnh hưởng nhiều đến melanin.
Laser Nd:YAG 1064nm điều trị được với cả các giãn mạch thể tiểu động mạch hoặc tĩnh mạch. Với khả năng đâm xuyên tốt, laser Nd:YAG 1064nm cho khả năng điều trị các giãn mạch nằm nông cho tới sâu. Tuy nhiên laser Nd:YAG vẫn hấp thụ melanin ở thượng bì do đó việc làm mát thượng bì trong quá trình điều trị mạch máu bằng laser Nd:YAG vẫn cực kì quan trọng.
Việc điều trị yêu cầu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn cũng như đạt được hiệu quả cao, bởi các mạch máu có kích thước, màu sắc khác nhau sẽ yêu cầu thông số điều trị khác nhau.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh giãn mao mạch và trả lời được câu hỏi “Giãn mao mạch có chữa được không?“.
>>> Bài viết liên quan:
Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là hai tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến mạch máu. Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng hai tình trạng này lại rất khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch. Mời bạn đọc tham khảo nội dung sau.
Nội dung
Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là gì?
Để phân biệt được giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch, trước hết cần hiểu giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của từng loại trên nền da.
Giãn mao mạch
Là hiện tượng các mao mạch nhỏ phình rộng, nổi sát bề mặt của da. Vùng da giãn mao mạch thường có màu xanh, đỏ hoặc tím. Các mao mạch này chồng chéo lên nhau có dạng hình mạng nhện, thường xuất hiện ở mao mạch nhỏ. Giãn mao mạch thường xuất hiện ở vùng mặt hơn các vùng khác.
Giãn mao mạch có thể do nhiều nguyên nhân, như: di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, da lõa hóa hoặc do mang thai. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ xuất hiện nếu bạn không có cách chăm sóc da đúng, như: sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid làm bào mòn da, không sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, thường xuyên sử dụng nước nóng để tắm hoặc rửa mặt.
Tham khảo thêm bài viết về giãn mao mạch: Giãn mao mạch: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị giãn rộng, thường có kích thước từ sợi tóc đến bằng chiếc đũa. Các tĩnh mạch này nổi trên bề mặt da, ngoằn ngoèo hoặc dạng xoắn, thường xuất hiện ở vùng tay và chân. Chúng thường có màu xanh hoặc tím và có thể gây đau, ngứa, và phù chân.
Giãn tĩnh mạch có thể do nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như: thừa cân hoặc béo phì, đứng hoặc ngồi quá lâu, tuổi tác, thiếu vận động…
Phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch
Có 2 cách để phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch. Một là phân biệt dựa trên nguyên nhân, hai là phân biệt dựa trên kết quả.
Phân biệt dựa trên nguyên nhân gây bệnh
Giãn mao mạch:
- Do di truyền: Phần lớn các đối tượng giãn mao mạch trên da đều có người thân có tiền sử giãn mao mạch.
- Do mang thai: Khi mang thai, cơ thể người mẹ có thể tăng cân đột ngột, dẫn đến tình trạng các mao mạch bị chèn ép và giãn rộng.
- Do tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời: Ánh sáng và hấp thụ nhiệt
- Do tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại làm da có thể mỏng hơn, các mao mạch dưới da cũng có thể bị giãn rộng.
Giãn tĩnh mạch:
- Giới tính: Nội tiết tố nữ thay đổi sẽ khiến thành mạch của tĩnh mạch căng ra. Phụ nữ đang mang thai, đang dùng thuốc tránh thai hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị cao hơn do lượng hormone thay đổi.
- Cân nặng: Béo phì và thừa cân gây áp lực lên các mạch máu.
- Lối sống: Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài làm giảm tuần hoàn. Mặc quần áo chật, chẳng hạn như áo quá bó, mặc căng tức hoặc quần có cạp chun, có thể làm giảm lưu lượng máu.
- Sử dụng thuốc lá: Các chuyên gia đánh giá trong một số trường hợp những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc phải bệnh này.
Phân biệt dựa trên kết quả
Giãn mao mạch thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Còn giãn tĩnh mạch thì có phần nguy hiểm hơn và được các chuyên gia đánh giá là có mức độ nguy hiểm gấp nhiều lần so với giãn mao mạch.
Ngoài ra, giãn tĩnh mạch sau khi phát triển tới giai đoạn nặng hơn, có thể gây ra đau nhức liên miên, sưng tấy vùng giãn tĩnh mạch, gây lở loét, dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, máu ứ đọng tạo các huyết khối tĩnh mạch làm tắc động mạch và gây tử vong.
Tính chất | Giãn mao mạch | Giãn tĩnh mạch |
Mạch máu bị ảnh hưởng | Mao mạch | Tĩnh mạch |
Vị trí | Thường gặp ở mặt, mũi, và chân | Thường gặp ở chân |
Màu sắc | Đỏ hoặc tím | Xanh hoặc tím |
Nguyên nhân | Di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, mang thai, hóa chất | Giới tính, cân nặng, lối sống, thuốc lá |
Triệu chứng | Thường không gây đau đớn | Có thể gây đau, ngứa, và phù chân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác |
Điều trị | Không cần điều trị nếu không gây mất thẩm mỹ | Cần điều trị bằng thuốc, laser, hoặc phẫu thuật |
Hy vọng với thông tin Phòng khám cung cấp, bạn đã có thể phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch.
>>> Tham khảo thêm bài viết
Nám, tàn nhang, và đồi mồi là những vấn đề về da phổ biến, có thể khiến da sẫm màu và gây mất thẩm mỹ. Mặc dù chúng có vẻ giống nhau, nhưng thực tế lại khác nhau. Để phân biệt nám tàn nhang đồi mồi, mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.
Nội dung
Nám tàn nhang đồi mồi là gì?
Để phân biệt nám tàn nhang đồi mồi chính xác, trước tiên ta cùng tìm hiểu qua nám tàn nhang đồi mồi là gì? Nguyên nhân nào hình thành và biểu hiện của chúng trên da như thế nào?
Nám da
Nám da là do sự gia tăng của sắc tố melanin. Melanin là một chất được sản xuất bởi các tế bào melanocytes trong da. Melanin giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi melanin được sản xuất quá mức, có thể dẫn đến tình trạng nám da. Đó là lý do tại sao nám phát triển chủ yếu trên các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng như da mặt, cổ, cánh tay.
Ngoài ra, nám cũng được hình thành do nội tiết tố phụ nữ thay đổi, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, các loại hormone estrogen và progesterone có sự thay đổi rất lớn, gây ra nám da. Vì vậy, nám da thường xuất hiện ở phụ nữ sau 30 tuổi, chủ yếu ở phụ nữ sau sinh hoặc đến giai đoạn tiền mãn kinh, cũng có một số trường hợp xuất hiện nám ở tuổi dậy thì.
Đặc biệt, với người sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai, thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như retinoids, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp… cơ thể cũng sẽ dễ bị nám hơn.
Nám nằm sâu dưới lớp biểu bì da, thường xuất hiện ở vùng mặt, đặc biệt là hai bên gò má, mũi, trán và cằm. Nám có kích thước lớn hơn tàn nhang và đồi mồi. Nám da có hai hình dạng tùy thuộc vào loại nám, bao gồm nám đốm và nám mảng.
- Nám đốm là các nốt sắc tố tròn, đậm màu, nhỏ bằng đầu đinh, mọc tách rời, kích thước có thể từ 1-5mm, xuất hiện ở hai bên gò má.
- Nám mảng thường thấy ở hai bên gò má, có tính lan, nhiều trường hợp còn có thể che kín cả khuôn mặt.
Tham khảo thêm về nám, trong bài viết sau: Nám da: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tàn nhang
Tương tự như nám, tàn nhang cũng là một dạng tăng sắc tố da, nhưng thường xuất hiện ở những người da trắng, có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và có tính di truyền. Tàn nhang thường xuất hiện trên da từ khá sớm khi bạn chỉ khoảng 2 – 3 tuổi. Sau đó khi da tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn, tàn nhang cũng xuất hiện nhiều không chỉ ở mặt mà còn ở các vùng da cơ thể khác như: ngực, cổ, cánh tay, bàn tay,…
Tàn nhang có thể có nhiều loại màu sắc tùy vào sắc tố da từng người như: nâu đậm, nâu nhạt, đỏ,… Khi bạn già đi, tàn nhang có thể biến mất hoặc nhạt đi. Ngoài ra vào mùa đông, do da tiếp xúc ít hơn với ánh nắng mặt trời nên các nốt tàn nhang cũng thường mờ hơn so với mùa hè.
Tàn nhang xuất hiện chủ yếu do da tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ mặt trời. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng tàn nhang trên da, bao gồm:
- Di truyền: Tàn nhang có thể xuất hiện ở một số loại gen di truyền.
- Tăng sắc tố da: Đây là một bệnh hiếm gặp khiến da tăng độ nhạy cảm khi tiếp xúc với tia cực tím (UV), khiến cho da bị tàn nhang nhiều hơn.
Tham khảo thêm về tàn nhang trong bài viết sau: Tàn nhang: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Đồi mồi
Trong khi đó, đồi mồi khác với tàn nhang là xuất hiện khá muộn, thường khi bạn già đi và độ tuổi từ 50 trở đi thường xuất hiện đồi mồi nhiều nhất. Đồi mồi còn được gọi là vết đen hay đốm đồi mồi do có màu vàng nhạt đến nâu đậm tùy theo sắc tố da, không mờ dần vào mùa đông hoặc theo thời gian.
Bất cứ vùng da nào trên cơ thể có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có thể xuất hiện các nốt đồi mồi như: lưng, ngực, mặt, cẳng tay, bàn tay, cẳng chân,… Khác với các vết tàn nhang thường không có ranh giới xác định rõ thì các nốt đồi mồi có đường viền khá rõ ràng.
Đốm đồi mồi xuất hiện chủ yếu là do da tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, theo một số nhà khoa học, việc ít tập thể dục, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ ,chức năng thận suy yếu cũng có thể dẫn đến việc xuất hiện đồi mồi trên da.
Tham khảo thêm về đồi mồi trong bài viết sau: Đồi mồi: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Phân biệt nám tàn nhang đồi mồi
Để giúp bạn dễ dàng phân biệt nám tàn nhang đồi mồi, Phòng khám có bảng so sánh sau, mời bạn đọc tham khảo.
Tính chất | Nám | Tàn nhang | Đồi mồi |
Nguyên nhân | Rối loạn sắc tố, khiến melanin sản sinh quá mức. | Tàn nhang thường do di truyền hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. | Đồi mồi thường do lão hóa da. |
Vị trí | Thường gặp ở vùng da hở như: mặt, cổ, tay, ngực. | Thường gặp ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. | Thường gặp ở những người lớn tuổi. |
Kích thước | Có nhiều kích thước. | Thường có kích thước nhỏ. | Thường có kích thước lớn. |
Đặc điểm | Có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh. | Mọc thành từng đám. | Thường mọc riêng lẻ. |
Màu sắc | Có nhiều màu sắc, nhưng thường có màu vàng, nâu đậm. | Thường có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ. | Thường có màu nâu sẫm hoặc đen. |
Điều trị | Tùy thuộc vào loại nám và mức độ nghiêm trọng, có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống, hoặc các phương pháp điều trị xâm lấn. | Không cần điều trị nếu không gây mất thẩm mỹ. | Không cần điều trị nếu không gây mất thẩm mỹ. |
Hy vọng với những thông tin Phòng khám cung cấp, bạn đã có thể phân biệt nám tàn nhang đồi mồi trên da.
Mụn thịt là một dạng u lành tính, thường xuất hiện ở vùng da mặt, cổ, nách, ngực, bụng,… Mụn thịt thường xuất hiện ở người trưởng thành. Mụn không gây đau đớn, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vậy mụn thịt có lây không? có tự hết được không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây.
Nguyên nhân hình thành mụn thịt
Mụn thịt là những khối u nhỏ, lành tính, thường xuất hiện ở mặt, cổ, nách, mông, hoặc bộ phận sinh dục. Mụn thịt có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là ở người trưởng thành.
Mụn thịt là do sự phát triển quá mức của các tế bào da. Các tế bào da này tạo thành một khối u nhỏ, nhô lên khỏi bề mặt da. Mụn thịt thường có màu vàng hoặc nâu, có kích thước từ vài mm đến vài cm và không gây đau đớn hoặc khó chịu.
Mụn thịt có lây không?
Câu trả lời là CÓ hoặc KHÔNG, tùy trường hợp.
KHÔNG. Mụn thịt là một dạng u lành tính, không lây nhiễm. Vì vậy, mụn thịt không lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Bạn không thể bị mụn thịt nếu chạm vào người bị mụn thịt hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bị mụn thịt. Nghĩa là, mụn thịt không lây từ người sang người.
CÓ. Mụn thịt có khả năng di truyền. Mụn thịt có thể có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị mụn thịt, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này. Đồng thời, nếu không được điều trị dứt điểm, mụn thịt có thể lan nhanh ra nhiều khu vực khác trên cơ thể. Nghĩa là, mụn thịt có khả năng lây lan trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời và có tính di truyền.
Tham khảo thêm bài viết về mụn thịt: Mụn thịt: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Mụn thịt có tự hết được không?
KHÔNG, mụn thịt không tự hết được. Mụn thịt hình thành do sự phát triển quá mức của các tế bào da. Các tế bào da này thường tập trung thành từng cụm, tạo thành những nốt mụn nhỏ, sần sùi, có màu sắc trùng với màu da hoặc hơi ngả vàng. Nếu không được điều trị, mụn thịt không những không hết mà còn lây lan ra nhiều khu vực khác, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti.
Có một số phương pháp điều trị mụn thịt phổ biến hiện nay:
Điều trị bằng thuốc: Có một số loại thuốc bôi có thể giúp làm giảm kích thước và số lượng mụn thịt. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thường không cao và mụn thịt có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Điều trị bằng phương pháp xâm lấn: Một số phương pháp xâm lấn có thể giúp loại bỏ mụn thịt hiệu quả, bao gồm:
- Cắt bỏ mụn thịt: Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
- Laser: Laser có thể giúp loại bỏ mụn thịt nhanh chóng và không gây đau đớn.
- Điện di: Điện di sử dụng dòng điện để phá vỡ mô mụn thịt và loại bỏ chúng.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về mụn thịt. Hy vọng với thông tin Phòng khám cung cấp, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về căn bệnh này, đồng thời giải đáp được câu hỏi: Mụn thịt có lây không? Mụn thịt có tự hết được không?
>>> Bài viết liên quan:
Mụn cóc là sự tăng sinh lành tính của da và niêm mạc do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc dễ lây lan và rất phổ biến, thường gây nhiều khó chịu cho người bị bệnh. Chúng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, và thường phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy mụn cóc có tự hết không? mụn có lây lan nếu không được điều trị? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.
Nội dung
Mụn cóc có tự hết không?
Như đã đề cập, mụn cóc là một loại tổn thương da lành tính, do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. HPV là một loại virus DNA có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm virus hoặc qua các vật dụng bị nhiễm virus. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp ở tay, chân, mặt, cổ, và bộ phận sinh dục. Mụn cóc có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào loại virus gây bệnh.
Vậy mụn cóc có tự hết không? Câu trả lời ngắn gọn CÓ.
Mụn cóc có thể tự khỏi trong vài tháng hoặc vài năm, nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài. Theo một nghiên cứu, khoảng 25% mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, 65% mụn cóc thậm chí có thể mất đến hai năm nếu không nhận được sự can thiệp y tế.
Bạn cũng cần phải lưu ý rằng, nguyên nhân hình thành mụn cóc là do virus HPV, vì vậy, mụn cóc có tính lây lan. Nếu bệnh nhân khi bị mọc mụn cóc, chúng có thể lây lan từ một lên nhiều, từ vị trí này sang vị trí khác của cơ thể, dẫn đến cơ thể mọc nhiều mụn cóc hơn.
Vì vậy, chúng tôi khuyến khích người bị mụn cóc nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để chữa trị ngay khi vừa mắc phải, tránh trường hợp virus lây lan khiến mụn mọc nhiều hơn.
Thời gian mụn cóc tự khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Loại mụn cóc: Một số loại mụn cóc có khả năng tự khỏi cao hơn các loại mụn cóc khác. Ví dụ, mụn cóc thông thường có khả năng tự khỏi cao hơn mụn cóc lòng bàn chân.
- Hệ thống miễn dịch: Người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có khả năng tự khỏi mụn cóc cao hơn người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Vị trí của mụn cóc: Mụn cóc ở vị trí dễ tiếp xúc có khả năng lây lan sang các vùng da khác cao hơn, khiến mụn cóc khó tự khỏi hơn.
Tham khảo thêm về mụn cóc trong bài viết sau: Mụn cóc: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Mụn cóc có ngứa không?
Mụn cóc thường không ngứa, nhưng một số trường hợp mụn cóc có thể gây ngứa, đặc biệt là khi mụn cóc nằm ở những vị trí dễ cọ xát như lòng bàn chân, ngón tay.
Nguyên nhân của tình trạng ngứa mụn cóc có thể do:
- Mụn cóc bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài như cọ xát, va chạm,…
- Mụn cóc bị nhiễm trùng.
- Mụn cóc là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp, bệnh tiểu đường,…
Nếu mụn cóc của bạn gây ngứa, bạn nên hạn chế cọ xát hoặc va chạm vào mụn cóc. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh vùng da bị mụn cóc sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Nếu mụn cóc ngứa nhiều hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Mụn cóc có tái phát không?
Mụn cóc có thể tái phát, đặc biệt là khi mụn cóc không được điều trị đúng cách hoặc không được điều trị dứt điểm. Để giảm nguy cơ mụn cóc tái phát, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý nặn mụn cóc và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Mụn cóc có lây sang người khác không?
Có. Tất cả các loại mụn cóc đều có tính truyền nhiễm, chúng có thể được truyền từ người này sang người khác hoặc từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể. Virus HPV gây mụn cóc có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da bị mụn cóc hoặc qua tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng bị nhiễm virus HPV, chẳng hạn như khăn tắm, đồ dùng cá nhân. Điều này là do HPV có thể khó bị tiêu diệt bằng chất khử trùng.
Bạn cũng cần lưu ý, mụn cóc có nhiều khả năng lây lan hơn khi cơ thể xuất hiện vết cắt hoặc vết trầy xước ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người khác. Chúng có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, tương tự như sự lây lan từ người sang người.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm mụn cóc bao gồm:
- Tiếp xúc trực tiếp với da bị mụn cóc.
- Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus.
- Hệ miễn dịch suy yếu.
- Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị nhiễm mụn cóc hơn người lớn.
Nếu bạn bị mụn cóc, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn cóc để tránh nhiễm trùng.
Trên đây là một số câu hỏi và câu trả lời có liên quan tới mụn cóc. Hy vọng, với thông tin được Phòng khám cung cấp bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này và trả lời được câu hỏi: Mụn cóc có tự hết không? Có lây không?
>>> Bài viết liên quan:
Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, da bắt đầu xuất hiện những nốt mụn. Mụn nội tiết ở tuổi dậy thì tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng có ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề thẩm mỹ và tâm lý, khiến trẻ mất tự tin khi ra ngoài. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc liệu mụn dậy thì kéo dài bao lâu? Mụn tuổi dậy thì có tự hết không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé.
Nội dung
Mụn tuổi dậy thì có tự hết không ?
Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone hơn. Nồng độ hormone androgen, đặc biệt là testosterone, tăng cao. Hormone androgen kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến sản xuất quá nhiều bã nhờn. Bã nhờn dư thừa tích tụ lại ở lỗ chân lông, kết hợp với tế bào chết và vi khuẩn, tạo điều kiện cho mụn trứng cá hình thành.
Nhìn chung, mụn tuổi dậy thì có xu hướng tự hết khi cơ thể cân bằng hormone. Thời điểm mụn hết ở mỗi người là khác nhau, có thể từ 18 đến 25 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định chắc chắn. Có người khi qua tuổi dậy thì mụn sẽ tự động hết mà không cần điều trị. Có người lại bị tình trạng mụn kéo dài dai dẳng, thậm chí là trở nặng khi không được chữa trị.
Vì vậy, không ai dám khẳng định mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu và có tự hết sau tuổi dậy thì hay không. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, cách chăm da và các tác động từ bên ngoài như môi trường, mỹ phẩm.
Tham khảo thêm về mụn tuổi dậy thì, mụn trứng cá trong bài viết sau: Mụn trứng cá: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Có nên điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì không?
Câu trả lời ngắn gọn là: Có, nên điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì, càng sớm càng tốt.
Tại sao ư? Yếu tố đầu tiên, mụn trứng cá có thể gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn nang,… Các loại mụn này có thể khiến da mặt trở nên sần sùi, kém mịn màng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp vốn có của làn da. Nhiều người bị mụn trứng cá thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, khi tình trạng mụn trở nên tồi tệ nó có thể dẫn đến sẹo mụn, thâm mụn. Sẹo mụn và thâm mụn là những tổn thương trên da khó điều trị, có thể gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Nhiều bạn trẻ sau tuổi dậy thì, thường ám ảnh với những vết sẹo mụn, sẹo mụn là một bệnh lý khác khó chữa trị, tốn nhiều tiền bạc hơn và không phải lúc nào cũng đạt được kết quả tốt.
Do đó, việc điều trị mụn trứng cá là cần thiết để kiểm soát tình trạng mụn, ngăn ngừa sẹo mụn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mụn trứng cá đều cần điều trị. Đối với các trường hợp mụn nhẹ, không viêm bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà để kiểm soát mụn.
Các biện pháp chăm sóc da tại nhà bao gồm:
- Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa dầu.
- Không chạm tay vào mặt, đặc biệt là khi tay bẩn. Khi ngủ không áp mặt vào gối.
- Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông.
- Uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau quả.
- Giữ da sạch sẽ và khô thoáng
- Giặt ga gối tối thiểu 2 lần/ngày…
Nếu mụn nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc da tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp. Thời gian điều trị mụn trứng cá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn và phương pháp điều trị được sử dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn tuổi dậy thì. Hy vọng với thông tin Phòng khám cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ hơn bệnh lý mụn tuổi dậy thì và trả lời được câu hỏi: Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?
>>> Bài viết liên quan:
Mụn trứng cá là một dạng mụn phổ biến, mà hầu hết mọi người đều đã từng hoặc đang gặp phải, mụn thường mọc ở mặt, lưng, ngực… Tuy nhiên, mụn trứng cá có rất nhiều loại, để phân biệt các loại mụn trứng cá thường gặp trên da một cách chính xác thì không phải ai cũng biết. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt các loại mụn trứng cá thường gặp trên da.
Nội dung
Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá
Mụn trứng cá được hình thành là do sự kết hợp của các yếu tố sau:
- Tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn nằm ở dưới da, có chức năng tiết ra chất bã để bôi trơn và bảo vệ da. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sẽ dẫn đến sản xuất quá nhiều chất bã, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
- Tế bào sừng: Tế bào sừng là các tế bào chết trên da. Khi các tế bào sừng này không được loại bỏ kịp thời sẽ tích tụ lại ở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) là một loại vi khuẩn thường trú trên da. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, P. acnes sẽ phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm, dẫn đến hình thành mụn trứng cá.
- Hormone: Các hormone androgen, đặc biệt là testosterone, có vai trò kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì, khi nồng độ hormone androgen tăng cao.
Thông thường những người ở lứa tuổi dậy thì và những người da dầu là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng mụn trứng cá. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh lý sẽ nặng nề hơn, để lại di chứng khó chữa, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti trong giao tiếp.
Tham khảo thêm về mụn trứng cá trong bài viết sau: Mụn trứng cá: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Phân biệt các loại mụn trứng cá thường gặp trên da
Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu loại mụn trứng cá và làm sao để phân biệt các loại mụn trứng cá thường gặp trên da? Thông thường, đối với các loại mụn trứng cá thường gặp trên da, ta sẽ dựa vào mức độ viêm nhiễm của mụn để phân loại. Có 2 mức độ viêm nhiễm: mụn không viêm và mụn viêm.
Mụn không viêm
Trong tất cả các loại mụn trứng cá, mụn không viêm là loại mụn nhẹ nhất và cũng thường xuất hiện ở đại đa số mọi người, ngay cả những người đã qua tuổi dậy thì. Mụn không viêm ở thể nhẹ thường không gây hại tới sức khỏe và ngoại hình của người bệnh. Một số loại mụn không viêm phổ biến phải kể đến là:
- Mụn đầu trắng (closed comedones): Mụn đầu trắng là loại mụn phổ biến nhất, xuất hiện khi bã nhờn và tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông và không có lối thoát. Mụn đầu trắng có hình dạng giống như một nốt nhỏ màu trắng hoặc vàng, nổi trên bề mặt da.
- Mụn đầu đen (open comedones): Mụn đầu đen là loại mụn tương tự như mụn đầu trắng, nhưng lỗ chân lông bị tắc nghẽn lại bị oxy hóa, khiến mụn có màu đen. Mụn đầu đen có hình dạng giống như một nốt nhỏ màu đen, nổi trên bề mặt da.
- Mụn ẩn (closed comedones): Là những nốt mụn nhỏ, nằm dưới da, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nguyên nhân là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và tế bào chết.
Mụn viêm
Khác với mụn không viêm, mụn viêm là loại mụn nghiêm trọng hơn. Mụn viêm thường có dấu hiệu sưng đỏ, đầu mụn có màu trắng hoặc vàng, chứa mủ, gây cảm giác nóng, rát cho người bệnh. Trong một số trường hợp, mụn viêm ở tình trạng nặng còn khiến bệnh nhân bị sốt, để lại sẹo sau khi lành. Một số loại mụn viêm thường gặp:
- Mụn sẩn (papule): Mụn sẩn là loại mụn viêm có kích thước nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, và có thể gây đau. Mụn sẩn thường xuất hiện thành từng cụm.
- Mụn mủ (pustule): Mụn mủ là loại mụn viêm có kích thước nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, và có chứa mủ trắng hoặc vàng. Mụn mủ thường gây đau và có thể để lại vết thâm sau khi khỏi.
- Mụn nang (cystic acne): Mụn nang là loại mụn viêm nghiêm trọng nhất, xuất hiện dưới da và có kích thước lớn. Mụn nang thường gây đau và có thể để lại sẹo sau khi khỏi.
Bài viết trên đây đã chia sẻ tất tần tật thông tin để bạn đọc có thể phân biệt các loại mụn trứng cá thường gặp trên da. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mụn trứng cá cũng cần được điều trị sớm, đúng và đủ tại các cơ sở y tế để làm giảm mức độ nghiêm trọng, ức chế bệnh hoàn toàn. Từ đó, ngăn ngừa và giảm sự mất thẩm mỹ do sẹo mụn gây ra.
>>> Bài viết liên quan:
Xin chào quý bệnh nhân, chi phí điều tị viêm nang lông thường dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy tình trạng bệnh nhân. Thường quý bệnh nhân điều trị trên dưới 3 lần điều trị là sẽ hết.
Hiện tại có rất nhiều cơ sở điều trị mụn thịt tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng để điều trị hiệu quả và nhanh chóng thì quý bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở nào có sử dụng máy móc thiết bị công nghệ cao để điều trị hiệu quả và an toàn.
Tại phòng khám Trần Thịnh, chúng tôi sử dụng công nghệ laser Fotona từ Công nghệ Châu Âu để điều trị cho quý bệnh nhân. Phòng khám da liễu Trần Thịnh tự hào là một trong những cơ sở sở hữu thiết bị công nghệ Laser Fotona tại Sài Gòn.
Thường sẽ kéo dài điều trị từ 1 đến 3 tháng. Và mất 2 đến 3 lần liệu trình tùy từng trạng quý bệnh nhân thì sẽ hết hoàn toàn.
Xin chào quý bệnh nhân, để điều trị giãn mao mạch đặc biệt xuất hiện trên mặt thì cần bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm và sử dụng công nghệ cao để điều trị hiệu quả nhất. Tùy vào độ sâu vết giãn mao mạch mà thường thời gian điều trị mất từ 3 đến 5 lần điều trị.
=> Chi phí điều trị giãn mao mạch khá cao điều trị 1 vết sẽ có giá 100.000 VNĐ. Nhưng hiệu tại phòng khám Da Liễu Trần Thịnh đang có gói ưu đãi dành cho quý bệnh nhân là 800.000 VNĐ cho một vùng mặt. Điều này có nghĩa là tại một vùng mặt nhiều lúc có hơn 20 vết giãn mao mạch sẽ mất 2.000.000 VNĐ điều trị. Vậy là quý bệnh nhân đã tiết kiệm hơn 1.000.000 VNĐ so với giá gốc điều trị.
Giãn mao mạch còn gọi là tĩnh mạch nhện hoặc angioectasias. Là các mạch máu giãn nhỏ gần bề mặt da, trung bình có đường kính từ 0,5mm đến 1mm. Nhiều bệnh nhân thường cho rằng đây là da mặt mỏng nhìn thấy mạch máu.
Đây là bệnh giãn mao mạch: da mặt nổi mạch máu, nổi mạch máu đỏ dưới da, có khi giãn mao mạch ở mũi( nổi mạch máu đỏ dưới da vùng mũi). Bệnh giãn mao mạch cần tranh thủ tìm bác sĩ chuyên khoa da liễu. Để điều trị giãn mao mạch càng sớm càng tốt. Khi điều trị giãn mao mạch sớm thời gian điều trị giãn mao mạch sẽ nhanh hơn và chi phí sẽ thấp hơn.
Xin chào quý bệnh nhân. Bệnh trứng cá đỏ Rosacea là một bệnh lý lành tính ở da. Bệnh có các biểu hiện như đỏ da, châm chích hay nổi mụn đỏ, mụn mủ,… khiến nhiều người nhầm lẫn với mụn trứng cá. Trước khi đi khám quý bệnh nhân nên ghi lại lịch sử ăn uống, sinh hoạt của quý vị, sử dụng mỹ phẩm gần nhất trong vòng 3 tháng gần đây.
Sau đó tìm bác sĩ nói vấn đề bị từ khi nào? Việc này giúp các bác sĩ sẽ phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Quý bệnh nhân nên tuân thủ liệu trình tránh bỏ ngang điều này sẽ khiến bệnh tình diễn biến phức tạp hơn. Sau khi điều trị xong quý bệnh nhân nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để tránh tái bệnh lại theo sự chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ.