Tổng hợp kiến thức

Câu hỏi phổ biến về bệnh da liễu

Giãn mao mạch là tình trạng mạch máu xuất hiện trên da. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Vậy giãn mao mạch có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau.

giãn mao mạch có chữa được không
Giãn mao mạch có chữa được không

Giãn mao mạch là gì?

Giãn mao mạch là tình trạng da bị phình mạch máu khiến các mạch máu li ti nổi lên, thường có màu đỏ, tím hoặc xanh. Các mạch máu này có thể là các mạch máu đỏ (tiểu động mạch) hoặc các mạch máu xanh (tiểu tĩnh mạch) hoặc các đoạn nối thông màu xanh tím nằm ở lớp bì, thường là bì nông. Kích thước của các giãn mạch thường tương đối nhỏ khoảng 0.1 mm cho tới 1 mm về đường kính.

Giãn các mao mạch này không ảnh hưởng về chức năng hệ mạch tại vùng chi phối đó, tuy nhiên lại gây nên không ít những mặc cảm, tự ti về ngoại hình vì giãn mạch máu loại này thường phát triển tại mặt, vùng bắp chân, đùi từ đó giảm chất lượng cuộc sống. Giãn mao mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số người sẽ nguy cơ bị giãn mao mạch hơn do một số nguyên nhân sau đây:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền sẽ có tác động đến tình trạng giãn mao mạch. Đối với gia đình có các thành viên trước bị giãn mao mao mạch, thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mang gen di truyền từ họ
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Các tia UV có thể tác động làm phình mạch máu, khiến mao mạch hiện rõ trên lớp da. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng ảnh hưởng tới collagen và elastin và các liên kết của các lớp mô da làm giảm độ đàn hồi da khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Sự thay đổi của thời tiết: Những thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, quá trình lưu thông máu trong cơ thể làm da mặt bị đỏ và mao mạch nổi hơn.
  • Rối loạn tiết tố: Đối với những phụ nữ đang mang thai, sau mang thai và trong giai đoạn mãn kinh thì tình trạng rối loạn hoocmon sẽ ảnh hưởng đến mạch máu.
  • Môi trường: Việc tiếp xúc với hóa chất hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu tới làn da và các mạch máu nổi nhiều hơn.
  • Chứng đỏ mặt: Đây là tình trạng khiến da bị ửng đỏ và các mao mạch phình to hơn. Những người bị mắc chứng bệnh này thường dễ bị tình trạng giãn mao mạch.
  • Rượu và chất kích thích: Rượu có thể khiến giãn mạch máu trong thời gian ngắn. Việc thường xuyên uống rượu sẽ khiến hiện tượng các mạch máu bị vỡ và làm da ửng đỏ.
  • Lạm dụng chất corticoid: Các sản phẩm có chứa hàm lượng corticoid cao gây bào mòn da khiến da mỏng hơn và các mạch máu hiện rõ trên da.

Thảo khảo thêm nội dung về giãn mao mạch: Giãn mao mạch: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Giãn mao mạch có chữa được không?

Với công nghệ y tế ngày càng tiên tiến và phát triển, giãn mao mạch ở mặt hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Trước hết, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị giãn mao mạch là:

Dùng Retinoids dạng bôi: Loại thuốc bôi này có công dụng trị mụn hiệu quả nhưng nó cũng được chỉ định đối với những người bị giãn mao mạch nhờ vào đặc tính làm mờ vết mao mạch nổi trên da. Tuy nhiên, Retinoids cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây kích ứng da, ngứa đỏ và làm da khô sau khi bôi. Nhược điểm khi dùng Retinoids điều trị giãn mao mạch là Retinoids chỉ làm mờ vết mao mạch giãn, không thể trị dứt điểm hoàn toàn.

Tiêm xơ: Bác sĩ sẽ dùng chất gây xơ hóa và tiêm vào các giãn mạch này một cách chính xác. Chất này sẽ kết tụ gây tắc lòng mạch và gây xơ hóa từ từ, phương pháp này khá hiệu quả và gần như không phải nghỉ dưỡng, kết quả thấy được ngay. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có tác dụng phụ nếu để chất gây xơ hóa lọt vào các mạch máu lớn hơn hay lọt thuốc ra ngoài thành mạch, hoặc khách hàng dị ứng với thuốc.

IPL: là ánh sáng xung cường độ cao, cơ chế tương tự laser tuy nhiên do dải bước sóng trải rộng nên khả năng tập trung và tiên đoán kết quả khó hơn. Hiệu quả kém hơn và tác dụng phụ nhiều hơn laser.

Công nghệ ánh sáng laser: Là phương pháp hay sử dụng nhất để điều trị giãn mạch máu hiện nay bởi tính an toàn cực kì cao và hiệu quả đáng kể. Laser tạo ra nhiệt lượng lớn ngay khu trú tại mạch máu và gây đông tụ cả mạch máu và sau đó mô chết sẽ được cơ thể đào thải và thay thế từ từ. Phương pháp này không đau, không xâm lấn, không nghỉ dưỡng.

Điều trị giãn mao mạch bằng phương pháp Laser Nd:YAG an toàn, hiệu quả nhanh chóng

Laser trong điều trị giãn mạch sử dụng thuyết “Quang nhiệt chọn lọc” tức là chỉ chọn lọc mô đích được chọn, tia laser sẽ gần như bỏ qua các mô xung quanh mà bị hấp thụ bởi mô đích (mạch máu) nhiều hơn và dẫn tới mô đích bị gia tăng nhiệt độ lên tới nhiệt độ điều trị trong khi mô xung quanh vẫn không bị tổn thương.

Tại Việt Nam, laser Nd:YAG đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến để điều trị giãn mao mạch. Bởi laser có bước sóng từ 400-600nm ngoài việc hấp thu bởi màu đỏ (mạch máu), các laser này còn hấp thu màu đen (melanin) rất nhiều. Laser Nd:YAG xung dài có bước sóng 1064nm có khả năng đạt được mức năng lượng cao đến rất cao đủ để phá hủy mạch máu mà không ảnh hưởng nhiều đến melanin.

Laser Nd:YAG 1064nm điều trị được với cả các giãn mạch thể tiểu động mạch hoặc tĩnh mạch. Với khả năng đâm xuyên tốt, laser Nd:YAG 1064nm cho khả năng điều trị các giãn mạch nằm nông cho tới sâu. Tuy nhiên laser Nd:YAG vẫn hấp thụ melanin ở thượng bì do đó việc làm mát thượng bì trong quá trình điều trị mạch máu bằng laser Nd:YAG vẫn cực kì quan trọng.

Việc điều trị yêu cầu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn cũng như đạt được hiệu quả cao, bởi các mạch máu có kích thước, màu sắc khác nhau sẽ yêu cầu thông số điều trị khác nhau.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh giãn mao mạch và trả lời được câu hỏi “Giãn mao mạch có chữa được không?“.

>>> Bài viết liên quan:

Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là hai tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến mạch máu. Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng hai tình trạng này lại rất khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch. Mời bạn đọc tham khảo nội dung sau.

phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch
phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch

Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là gì?

Để phân biệt được giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch, trước hết cần hiểu giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của từng loại trên nền da.

Giãn mao mạch

Là hiện tượng các mao mạch nhỏ phình rộng, nổi sát bề mặt của da. Vùng da giãn mao mạch thường có màu xanh, đỏ hoặc tím. Các mao mạch này chồng chéo lên nhau có dạng hình mạng nhện, thường xuất hiện ở mao mạch nhỏ. Giãn mao mạch thường xuất hiện ở vùng mặt hơn các vùng khác.

Giãn mao mạch có thể do nhiều nguyên nhân, như: di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, da lõa hóa hoặc do mang thai. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ xuất hiện nếu bạn không có cách chăm sóc da đúng, như: sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid làm bào mòn da, không sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, thường xuyên sử dụng nước nóng để tắm hoặc rửa mặt.

Tham khảo thêm bài viết về giãn mao mạch: Giãn mao mạch: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị giãn rộng, thường có kích thước từ sợi tóc đến bằng chiếc đũa. Các tĩnh mạch này nổi trên bề mặt da, ngoằn ngoèo hoặc dạng xoắn, thường xuất hiện ở vùng tay và chân. Chúng thường có màu xanh hoặc tím và có thể gây đau, ngứa, và phù chân.

Giãn tĩnh mạch có thể do nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như: thừa cân hoặc béo phì, đứng hoặc ngồi quá lâu, tuổi tác, thiếu vận động…

Phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch

Có 2 cách để phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch. Một là phân biệt dựa trên nguyên nhân, hai là phân biệt dựa trên kết quả.

Phân biệt dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Giãn mao mạch:

  • Do di truyền: Phần lớn các đối tượng giãn mao mạch trên da đều có người thân có tiền sử giãn mao mạch.
  • Do mang thai: Khi mang thai, cơ thể người mẹ có thể tăng cân đột ngột, dẫn đến tình trạng các mao mạch bị chèn ép và giãn rộng.
  • Do tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời: Ánh sáng và hấp thụ nhiệt
  • Do tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại làm da có thể mỏng hơn, các mao mạch dưới da cũng có thể bị giãn rộng.

Giãn tĩnh mạch:

  • Giới tính: Nội tiết tố nữ thay đổi sẽ khiến thành mạch của tĩnh mạch căng ra. Phụ nữ đang mang thai, đang dùng thuốc tránh thai hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị cao hơn do lượng hormone thay đổi.
  • Cân nặng: Béo phì và thừa cân gây áp lực lên các mạch máu.
  • Lối sống: Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài làm giảm tuần hoàn. Mặc quần áo chật, chẳng hạn như áo quá bó, mặc căng tức hoặc quần có cạp chun, có thể làm giảm lưu lượng máu.
  • Sử dụng thuốc lá: Các chuyên gia đánh giá trong một số trường hợp những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc phải bệnh này.

Phân biệt dựa trên kết quả

Giãn mao mạch thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Còn giãn tĩnh mạch thì có phần nguy hiểm hơn và được các chuyên gia đánh giá là có mức độ nguy hiểm gấp nhiều lần so với giãn mao mạch.

Trong giai đoạn đầu giãn mao mạch sẽ gây nên một số triệu chứng như đau nhức mỏi vùng chân, khi vận động thể dục thể thao chân hay bị nóng, tê râm ran như kiến bò. Trong độ tuổi trung niên còn thường xuyên xuất hiện những cơn chuột rút về đêm.

Bên cạnh đó nhiều trường hợp còn xuất hiện hiện tượng sưng mắt cá chân, cảm giác bước đi nặng nề, chân cảm giác bước đi không chắc chắn, dễ trẹo chân nếu đi giày cao gót lâu,.. Đây là những triệu chứng ban đầu khi xuất hiện nếu như người bệnh chủ quan sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Ngoài ra, giãn tĩnh mạch sau khi phát triển tới giai đoạn nặng hơn, có thể gây ra đau nhức liên miên, sưng tấy vùng giãn tĩnh mạch, gây lở loét, dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, máu ứ đọng tạo các huyết khối tĩnh mạch làm tắc động mạch và gây tử vong.

Tính chấtGiãn mao mạchGiãn tĩnh mạch
Mạch máu bị ảnh hưởngMao mạchTĩnh mạch
Vị tríThường gặp ở mặt, mũi, và chânThường gặp ở chân
Màu sắcĐỏ hoặc tímXanh hoặc tím
Nguyên nhânDi truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, mang thai, hóa chấtGiới tính, cân nặng, lối sống, thuốc lá
Triệu chứngThường không gây đau đớnCó thể gây đau, ngứa, và phù chân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác
Điều trịKhông cần điều trị nếu không gây mất thẩm mỹCần điều trị bằng thuốc, laser, hoặc phẫu thuật
Bảng phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch

Hy vọng với thông tin Phòng khám cung cấp, bạn đã có thể phân biệt giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch.

>>> Tham khảo thêm bài viết

Xin chào quý bệnh nhân, để điều trị giãn mao mạch đặc biệt xuất hiện trên mặt thì cần bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm và sử dụng công nghệ cao để điều trị hiệu quả nhất. Tùy vào độ sâu vết giãn mao mạch  mà thường thời gian điều trị mất từ 3 đến 5 lần điều trị.

=> Chi phí điều trị giãn mao mạch khá cao điều trị 1 vết sẽ có giá 100.000 VNĐ. Nhưng hiệu tại phòng khám Da Liễu Trần Thịnh đang có gói ưu đãi dành cho quý bệnh nhân là 800.000 VNĐ cho một vùng mặt. Điều này có nghĩa là tại một vùng mặt nhiều lúc có hơn 20 vết giãn mao mạch sẽ mất 2.000.000 VNĐ điều trị. Vậy là quý bệnh nhân đã tiết kiệm hơn 1.000.000 VNĐ so với giá gốc điều trị.

Giãn mao mạch còn gọi là tĩnh mạch nhện hoặc angioectasias. Là các mạch máu giãn nhỏ gần bề mặt da, trung bình có đường kính từ 0,5mm đến 1mm. Nhiều bệnh nhân thường cho rằng đây là da mặt mỏng nhìn thấy mạch máu.

Đây là bệnh giãn mao mạchda mặt nổi mạch máunổi mạch máu đỏ dưới da, có khi giãn mao mạch ở mũinổi mạch máu đỏ dưới da vùng mũi). Bệnh giãn mao mạch cần tranh thủ tìm bác sĩ chuyên khoa da liễu. Để điều trị giãn mao mạch càng sớm càng tốt. Khi điều trị giãn mao mạch sớm thời gian điều trị giãn mao mạch sẽ nhanh hơn và chi phí sẽ thấp hơn.