[Giải đáp] Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, da bắt đầu xuất hiện những nốt mụn. Mụn nội tiết ở tuổi dậy thì tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng có ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề thẩm mỹ và tâm lý, khiến trẻ mất tự tin khi ra ngoài. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc liệu mụn dậy thì kéo dài bao lâu? Mụn tuổi dậy thì có tự hết không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé.

mụn tuổi dậy thì có tự hết không
Mụn tuổi dậy thì có tự hết không

Mụn tuổi dậy thì có tự hết không ?

Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone hơn. Nồng độ hormone androgen, đặc biệt là testosterone, tăng cao. Hormone androgen kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến sản xuất quá nhiều bã nhờn. Bã nhờn dư thừa tích tụ lại ở lỗ chân lông, kết hợp với tế bào chết và vi khuẩn, tạo điều kiện cho mụn trứng cá hình thành.

Nhìn chung, mụn tuổi dậy thì có xu hướng tự hết khi cơ thể cân bằng hormone. Thời điểm mụn hết ở mỗi người là khác nhau, có thể từ 18 đến 25 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định chắc chắn. Có người khi qua tuổi dậy thì mụn sẽ tự động hết mà không cần điều trị. Có người lại bị tình trạng mụn kéo dài dai dẳng, thậm chí là trở nặng khi không được chữa trị.

Vì vậy, không ai dám khẳng định mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu và có tự hết sau tuổi dậy thì hay không. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, cách chăm da và các tác động từ bên ngoài như môi trường, mỹ phẩm.

Tham khảo thêm về mụn tuổi dậy thì, mụn trứng cá trong bài viết sau: Mụn trứng cá: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Có nên điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì không?

Câu trả lời ngắn gọn là: Có, nên điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì, càng sớm càng tốt.

Tại sao ư? Yếu tố đầu tiên, mụn trứng cá có thể gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn nang,… Các loại mụn này có thể khiến da mặt trở nên sần sùi, kém mịn màng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp vốn có của làn da. Nhiều người bị mụn trứng cá thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, khi tình trạng mụn trở nên tồi tệ nó có thể dẫn đến sẹo mụn, thâm mụn. Sẹo mụn và thâm mụn là những tổn thương trên da khó điều trị, có thể gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Nhiều bạn trẻ sau tuổi dậy thì, thường ám ảnh với những vết sẹo mụn, sẹo mụn là một bệnh lý khác khó chữa trị, tốn nhiều tiền bạc hơn và không phải lúc nào cũng đạt được kết quả tốt.

Do đó, việc điều trị mụn trứng cá là cần thiết để kiểm soát tình trạng mụn, ngăn ngừa sẹo mụn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mụn trứng cá đều cần điều trị. Đối với các trường hợp mụn nhẹ, không viêm bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà để kiểm soát mụn.

Các biện pháp chăm sóc da tại nhà bao gồm:

  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa dầu.
  • Không chạm tay vào mặt, đặc biệt là khi tay bẩn. Khi ngủ không áp mặt vào gối.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau quả.
  • Giữ da sạch sẽ và khô thoáng
  • Giặt ga gối tối thiểu 2 lần/ngày…

Nếu mụn nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc da tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp. Thời gian điều trị mụn trứng cá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn và phương pháp điều trị được sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn tuổi dậy thì. Hy vọng với thông tin Phòng khám cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ hơn bệnh lý mụn tuổi dậy thì và trả lời được câu hỏi: Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

>>> Bài viết liên quan:

Category: Bệnh da liễu khác