[Giải đáp] Mụn cóc có tự hết không? Có lây không?

Mụn cóc là sự tăng sinh lành tính của da và niêm mạc do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc dễ lây lan và rất phổ biến, thường gây nhiều khó chịu cho người bị bệnh. Chúng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, và thường phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy mụn cóc có tự hết không? mụn có lây lan nếu không được điều trị? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.

mụn cóc có tự hết không
Mụn cóc có tự hết không

Mụn cóc có tự hết không?

Như đã đề cập, mụn cóc là một loại tổn thương da lành tính, do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. HPV là một loại virus DNA có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm virus hoặc qua các vật dụng bị nhiễm virus. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp ở tay, chân, mặt, cổ, và bộ phận sinh dục. Mụn cóc có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào loại virus gây bệnh.

Vậy mụn cóc có tự hết không? Câu trả lời ngắn gọn CÓ.

Mụn cóc có thể tự khỏi trong vài tháng hoặc vài năm, nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài. Theo một nghiên cứu, khoảng 25% mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, 65% mụn cóc thậm chí có thể mất đến hai năm nếu không nhận được sự can thiệp y tế.

Bạn cũng cần phải lưu ý rằng, nguyên nhân hình thành mụn cóc là do virus HPV, vì vậy, mụn cóc có tính lây lan. Nếu bệnh nhân khi bị mọc mụn cóc, chúng có thể lây lan từ một lên nhiều, từ vị trí này sang vị trí khác của cơ thể, dẫn đến cơ thể mọc nhiều mụn cóc hơn.

Vì vậy, chúng tôi khuyến khích người bị mụn cóc nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để chữa trị ngay khi vừa mắc phải, tránh trường hợp virus lây lan khiến mụn mọc nhiều hơn.

Thời gian mụn cóc tự khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại mụn cóc: Một số loại mụn cóc có khả năng tự khỏi cao hơn các loại mụn cóc khác. Ví dụ, mụn cóc thông thường có khả năng tự khỏi cao hơn mụn cóc lòng bàn chân.
  • Hệ thống miễn dịch: Người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có khả năng tự khỏi mụn cóc cao hơn người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Vị trí của mụn cóc: Mụn cóc ở vị trí dễ tiếp xúc có khả năng lây lan sang các vùng da khác cao hơn, khiến mụn cóc khó tự khỏi hơn.

Tham khảo thêm về mụn cóc trong bài viết sau: Mụn cóc: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Mụn cóc có ngứa không?

Mụn cóc thường không ngứa, nhưng một số trường hợp mụn cóc có thể gây ngứa, đặc biệt là khi mụn cóc nằm ở những vị trí dễ cọ xát như lòng bàn chân, ngón tay.

Nguyên nhân của tình trạng ngứa mụn cóc có thể do:

  • Mụn cóc bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài như cọ xát, va chạm,…
  • Mụn cóc bị nhiễm trùng.
  • Mụn cóc là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp, bệnh tiểu đường,…

Nếu mụn cóc của bạn gây ngứa, bạn nên hạn chế cọ xát hoặc va chạm vào mụn cóc. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh vùng da bị mụn cóc sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Nếu mụn cóc ngứa nhiều hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Mụn cóc có tái phát không?

Mụn cóc có thể tái phát, đặc biệt là khi mụn cóc không được điều trị đúng cách hoặc không được điều trị dứt điểm. Để giảm nguy cơ mụn cóc tái phát, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý nặn mụn cóc và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Mụn cóc có lây sang người khác không?

Có. Tất cả các loại mụn cóc đều có tính truyền nhiễm, chúng có thể được truyền từ người này sang người khác hoặc từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể. Virus HPV gây mụn cóc có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da bị mụn cóc hoặc qua tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng bị nhiễm virus HPV, chẳng hạn như khăn tắm, đồ dùng cá nhân. Điều này là do HPV có thể khó bị tiêu diệt bằng chất khử trùng.

Bạn cũng cần lưu ý, mụn cóc có nhiều khả năng lây lan hơn khi cơ thể xuất hiện vết cắt hoặc vết trầy xước ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người khác. Chúng có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, tương tự như sự lây lan từ người sang người.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm mụn cóc bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với da bị mụn cóc.
  • Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus.
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị nhiễm mụn cóc hơn người lớn.

Nếu bạn bị mụn cóc, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn cóc để tránh nhiễm trùng.

Trên đây là một số câu hỏi và câu trả lời có liên quan tới mụn cóc. Hy vọng, với thông tin được Phòng khám cung cấp bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này và trả lời được câu hỏi: Mụn cóc có tự hết không? Có lây không?

>>> Bài viết liên quan:

Category: Bệnh da liễu khác