Bác sĩ Trần Thịnh – Nguyên Trưởng Khoa Chuyên Ngành Da Liễu Tại Bệnh Viện Da Liễu
– Phó Chánh Văn Phòng, Văn Phòng Thường Trực PC AIDS – Sở Y Tế

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà giờ đây nhiều căn bệnh nguy hiểm đã có thể điều trị. Một trong số đó chính là căn bệnh đáng sợ nhất, được gọi là căn bệnh thế kỷ HIV. Cùng bác sĩ Trần Thịnh – một trong những bác sĩ đi đầu trong công cuộc nghiên cứu và điều trị HIV cho hàng ngàn người tại Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Bệnh HIV là bệnh gì?

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai từ viết tắt là HIV và AIDS. Đây thực chất đều dùng để chỉ một căn bệnh nhưng khác nhau về giai đoạn.

HIV là từ viết tắt của cụm từ Human Immuno deficiency Virus. Đây là một loại virus có thể gây giảm miễn dịch ở người và nó có hai dạng là HIV- 1 và HIV- 2. Và khi bạn bị nhiễm trùng từ virus này thì cũng đã gọi là HIV.

AIDS là từ viết tắt của cụm Acquired Immuno Deficiency Syndrom được gọi với cụm từ chuyên khoa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Là giai đoạn muộn hơn của bệnh HIV.

Như vậy, AIDS là bệnh mạn tính được gây ra bởi virus HIV. Virus này phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể chúng ta không còn đủ khả năng để chống lại các loại virus gây bệnh, từ bệnh thông thường đến những căn bệnh nguy hiểm.

HIV lây truyền như thế nào?

HIV lây truyền qua 3 đường và mọi người phải nắm bắt để tránh những hậu quả nặng nề:

  • Đường tình dục. Thường xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn với các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như người làm nghề mại dâm, tiêm chích ma túy,…
  • Máu và các chế phẩm máu. Thường là dùng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy, hoặc các trường hợp lây dính máu của người nhiễm bệnh thông qua vết thương hở,…
  • Mẹ mắc bệnh và truyền sang cho con trong thời kỳ mang thai, cho con bú. Xác suất lây bệnh từ mẹ khoảng 30%.

HIV không lây truyền qua các đường sau:

  • Giao tiếp thông thường với mọi người như ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,…
  • Sử dụng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,…
  • Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,…
  • Không lây truyền khi bị các côn trùng hay thú nuôi như: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,…

Bệnh HIV có thể điều trị được không?

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Thịnh, “căn bệnh thế kỷ” điều trị được và người bệnh sẽ có được cuộc sống như người bình thường, tỉ lệ lây bệnh cũng được hạn chế, tuy nhiên, nếu người bệnh không có sự phòng ngừa thích hợp và điều trị bằng thuốc đúng hạn thì nguy cơ bệnh trở nặng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ năm 2004, Việt Nam bắt đầu điều trị căn bệnh này, và Bác sĩ Trần Thịnh chia sẻ rằng việc điệu trị đã cứu hàng ngàn người mỗi năm.

Đặc biệt, khi điều trị kịp thời, tỉ lệ lây bệnh từ mẹ sang con đã giảm rất nhiều, nếu trước đây xác xuất là 30% thì bây giờ chỉ còn khoảng 4 – 6%.

Nên bắt đầu điều trị bệnh HIV bằng ARV từ khi nào?

Ngay sau khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV thì sẽ được tiếp cận với thuốc ARV ngay lập tức, trong mọi trường hợp. Điều trị bằng thuốc ARV là điều trị ngoại trú và phải điều trị suốt đời, người bệnh cần phải tuân thủ quy định điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng kháng thuốc.

Mua thuốc ARV ở đâu?

Hiện tại, việc điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV được tiến hành miễn phí. Người nhiễm sẽ đến lấy thuốc định kỳ tại các trung tâm y tế quận, huyện. Tuy nhiên, bắt đầu từ 01/01/2019, việc thanh toán cho thuốc điều trị sẽ thông qua Bảo Hiểm Y Tế. Do đó, người nhiễm HIV cần phải có BHYT để tiếp nhận điều trị.

Với những thông tin trong bài, hy vọng có thể giúp nhiều bệnh nhân HIV cũng như người thân hiểu rõ được về căn bệnh này, biết cách bảo vệ bản thân, gia đình và có thể đến các cơ quan y tế tiếp nhận điều trị miễn phí.

Cám ơn sự chia sẻ chi tiết từ bác sĩ Trần Thịnh là người đã có hơn 20 năm hỗ trợ và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân HIV để họ có thể hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU TRẦN THỊNH

Địa chỉ: 980 Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, HCM

Email: bacsitranthinh@gmail.com

Số điện thoại:

  • Phone: 094 980 3535
  • Mobile: 0908.453.385