Ngăn ngừa mụn từ việc hạn chế ăn vặt?

Ngăn ngừa mụn từ việc hạn chế ăn vặt – Thực hư ra sao?

Ngăn ngừa mụn từ việc hạn chế ăn vặt – Bác sĩ Da liễu Trần Thịnh sẽ dẫn chứng một số nghiên cứu thực tế để làm rõ vấn đề này.

Mụn đến từ những thực phẩm ăn vặt phổ biến

Hãy cùng tưởng tượng một ngày, bạn nhìn vào gương và thấy mụn xuất hiện trên da mặt. Bạn nhận ra rằng bản thân đã tìm đến quá nhiều món ăn vặt như chocolate, pizza,… Tuy nhiên, liệu đó chính là nguyên nhân dẫn đến những nốt mụn trên da mặt bạn?

Gần đây đã có một liên kết giữa chế độ ăn uống và nổi mụn (hoặc mụn). Nghiên cứu được thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu Melbourne – George Varigos. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là quan điểm tiêu chuẩn của da liễu và vẫn cần được xác nhận.

“Hầu hết những người từ 17 đến 18 tuổi đều nổi mụn. Chúng có thể kéo dài đến những năm 20 và 30 tuổi. Những trường hợp nặng hơn có thể do tác động từ cơ sở di truyền. Nhưng nói chung, nó còn nằm ở yếu tố môi trường và được tác động bởi các loại thức ăn.”

Thực tế bạn sẽ bị nổi mụn khi các lỗ chân lông tắc nghẽn. Đó là khi các tuyến nhỏ (tuyến bã nhờn hoặc tuyến dầu) bên trong lỗ chân lông bị viêm. Tình trạng viêm này xảy ra khi:

  • Các tuyến bã nhờn tạo ra dầu dư thừa
  • Bị kích thích bởi các tế bào da chết
  • Lỗ chân lông được cắm vào làm tăng vi khuẩn.

Varigos đã thay đổi quan điểm của mình sau khi một số nghiên cứu. Một nghiên cứu năm 2002 không tìm thấy nổi mụn giữa 1,315 thanh thiếu niên (tuổi từ 15 đến 25) sống ở Papua New Guinea & Paraguay. Tuy nhiên, ở Châu Âu từ 79-95 % thanh thiếu niên có nổi mụn (ở những người trên 25 tuổi vẫn cao tới 40-54 %). Và nghiên cứu này thực hiện về mối quan hệ của tỷ lệ hình thành mụn với chế đoạn ăn uống giàu tinh bột.

Những thức ăn có tỷ lệ GI cao

Ngày nay thanh thiếu niên Việt Nam thường lựa chọn những món ăn vặt. Không thể không phủ nhận sự tiện lợi từ chúng lẫn sự hấp dẫn qua những kế hoạch truyền thông bài bản. Những thực phẩm này bao gồm nước ngọt, đồ ăn nhẹ có đường và bánh mì trắng,…

Nghiên cứu của Varigos đã tìm thấy một chế độ ăn uống giàu tinh bột sẽ tạo điều kiện hoàn hảo cho nổi mụn. Những thực phẩm GI cao này làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng và làm cho mức insulin tăng lên.

“Những loại thực phẩm này có thể gián tiếp gây ra nổi mụn. Bởi vì sự trao đổi chất cần thay đổi để đáp ứng với chúng & thúc đẩy insulin. Theo thời gian, nồng độ insulin cao có thể làm cho da khô hơn, dày hơn và bong tróc lỗ chân lông khô. Chúng cũng có thể làm tăng lượng androgens tự do ở nam và nữ. Từ đó tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn tạo ra nhiều dầu hơn và kích thích mụn”.

Glycemic Load (Chỉ số GL trong thức ăn)

Đây là chỉ số hấp thụ tinh bột vào cơ thể của bạn thường được thấy trong món ăn. Xét về chuyển đổi, một GL là tương đương với một gram đường Glucose. Và chúng ta hiện có công thức tính GL như sau:

GL = (Cacbon(tính theo gram) * GI) /100

Trong đó, GI chính là Chỉ số Glycemic được thấy trong thức ăn. Ta có một số chỉ số GI cơ bản sau:

  • GI <=55 : Chỉ số đường huyết của sản phẩm thấp
  • 56 < GI <= 69 : Chỉ số đường huyết của sản phẩm ở mức trung bình
  • GI > 70 : Chỉ số đường huyết của sản phẩm ở mức cao

Thông thường, chỉ số GL của sản phẩm chỉ nên ở mức trung bình (11-19) hoặc thấp hơn (<10). Nếu chỉ số này từ mức 20 trở lên thì lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể bạn rất cao.

Ngăn ngừa mụn từ việc hạn chế ăn vặt

Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học, hãy lựa chọn các thực phẩm như:

  • Gạo basmati với GI thấp hay gạo lức
  • Các loại trái cây GI thấp như dưa hấu & táo.

Bạn cũng nên tránh uống quá nhiều nước trái cây vì nó làm tăng lượng đường & insulin. Thay vào đó, hãy tin dùng các loại trái cây tươi.

Lưu ý:

  • Bài viết được tham khảo từ ý tưởng của Bác sĩ George Varigos
  • Bài viết gốc: http://www.abc.net.au/health/talkinghealth/factbuster/stories/2009/06/16/2599780.htm