[Giải đáp] Giãn mao mạch có chữa được không?

Giãn mao mạch là tình trạng mạch máu xuất hiện trên da. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Vậy giãn mao mạch có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau.

giãn mao mạch có chữa được không
Giãn mao mạch có chữa được không

Giãn mao mạch là gì?

Giãn mao mạch là tình trạng da bị phình mạch máu khiến các mạch máu li ti nổi lên, thường có màu đỏ, tím hoặc xanh. Các mạch máu này có thể là các mạch máu đỏ (tiểu động mạch) hoặc các mạch máu xanh (tiểu tĩnh mạch) hoặc các đoạn nối thông màu xanh tím nằm ở lớp bì, thường là bì nông. Kích thước của các giãn mạch thường tương đối nhỏ khoảng 0.1 mm cho tới 1 mm về đường kính.

Giãn các mao mạch này không ảnh hưởng về chức năng hệ mạch tại vùng chi phối đó, tuy nhiên lại gây nên không ít những mặc cảm, tự ti về ngoại hình vì giãn mạch máu loại này thường phát triển tại mặt, vùng bắp chân, đùi từ đó giảm chất lượng cuộc sống. Giãn mao mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số người sẽ nguy cơ bị giãn mao mạch hơn do một số nguyên nhân sau đây:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền sẽ có tác động đến tình trạng giãn mao mạch. Đối với gia đình có các thành viên trước bị giãn mao mao mạch, thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mang gen di truyền từ họ
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Các tia UV có thể tác động làm phình mạch máu, khiến mao mạch hiện rõ trên lớp da. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng ảnh hưởng tới collagen và elastin và các liên kết của các lớp mô da làm giảm độ đàn hồi da khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Sự thay đổi của thời tiết: Những thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, quá trình lưu thông máu trong cơ thể làm da mặt bị đỏ và mao mạch nổi hơn.
  • Rối loạn tiết tố: Đối với những phụ nữ đang mang thai, sau mang thai và trong giai đoạn mãn kinh thì tình trạng rối loạn hoocmon sẽ ảnh hưởng đến mạch máu.
  • Môi trường: Việc tiếp xúc với hóa chất hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu tới làn da và các mạch máu nổi nhiều hơn.
  • Chứng đỏ mặt: Đây là tình trạng khiến da bị ửng đỏ và các mao mạch phình to hơn. Những người bị mắc chứng bệnh này thường dễ bị tình trạng giãn mao mạch.
  • Rượu và chất kích thích: Rượu có thể khiến giãn mạch máu trong thời gian ngắn. Việc thường xuyên uống rượu sẽ khiến hiện tượng các mạch máu bị vỡ và làm da ửng đỏ.
  • Lạm dụng chất corticoid: Các sản phẩm có chứa hàm lượng corticoid cao gây bào mòn da khiến da mỏng hơn và các mạch máu hiện rõ trên da.

Thảo khảo thêm nội dung về giãn mao mạch: Giãn mao mạch: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Giãn mao mạch có chữa được không?

Với công nghệ y tế ngày càng tiên tiến và phát triển, giãn mao mạch ở mặt hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Trước hết, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị giãn mao mạch là:

Dùng Retinoids dạng bôi: Loại thuốc bôi này có công dụng trị mụn hiệu quả nhưng nó cũng được chỉ định đối với những người bị giãn mao mạch nhờ vào đặc tính làm mờ vết mao mạch nổi trên da. Tuy nhiên, Retinoids cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây kích ứng da, ngứa đỏ và làm da khô sau khi bôi. Nhược điểm khi dùng Retinoids điều trị giãn mao mạch là Retinoids chỉ làm mờ vết mao mạch giãn, không thể trị dứt điểm hoàn toàn.

Tiêm xơ: Bác sĩ sẽ dùng chất gây xơ hóa và tiêm vào các giãn mạch này một cách chính xác. Chất này sẽ kết tụ gây tắc lòng mạch và gây xơ hóa từ từ, phương pháp này khá hiệu quả và gần như không phải nghỉ dưỡng, kết quả thấy được ngay. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có tác dụng phụ nếu để chất gây xơ hóa lọt vào các mạch máu lớn hơn hay lọt thuốc ra ngoài thành mạch, hoặc khách hàng dị ứng với thuốc.

IPL: là ánh sáng xung cường độ cao, cơ chế tương tự laser tuy nhiên do dải bước sóng trải rộng nên khả năng tập trung và tiên đoán kết quả khó hơn. Hiệu quả kém hơn và tác dụng phụ nhiều hơn laser.

Công nghệ ánh sáng laser: Là phương pháp hay sử dụng nhất để điều trị giãn mạch máu hiện nay bởi tính an toàn cực kì cao và hiệu quả đáng kể. Laser tạo ra nhiệt lượng lớn ngay khu trú tại mạch máu và gây đông tụ cả mạch máu và sau đó mô chết sẽ được cơ thể đào thải và thay thế từ từ. Phương pháp này không đau, không xâm lấn, không nghỉ dưỡng.

Điều trị giãn mao mạch bằng phương pháp Laser Nd:YAG an toàn, hiệu quả nhanh chóng

Laser trong điều trị giãn mạch sử dụng thuyết “Quang nhiệt chọn lọc” tức là chỉ chọn lọc mô đích được chọn, tia laser sẽ gần như bỏ qua các mô xung quanh mà bị hấp thụ bởi mô đích (mạch máu) nhiều hơn và dẫn tới mô đích bị gia tăng nhiệt độ lên tới nhiệt độ điều trị trong khi mô xung quanh vẫn không bị tổn thương.

Tại Việt Nam, laser Nd:YAG đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến để điều trị giãn mao mạch. Bởi laser có bước sóng từ 400-600nm ngoài việc hấp thu bởi màu đỏ (mạch máu), các laser này còn hấp thu màu đen (melanin) rất nhiều. Laser Nd:YAG xung dài có bước sóng 1064nm có khả năng đạt được mức năng lượng cao đến rất cao đủ để phá hủy mạch máu mà không ảnh hưởng nhiều đến melanin.

Laser Nd:YAG 1064nm điều trị được với cả các giãn mạch thể tiểu động mạch hoặc tĩnh mạch. Với khả năng đâm xuyên tốt, laser Nd:YAG 1064nm cho khả năng điều trị các giãn mạch nằm nông cho tới sâu. Tuy nhiên laser Nd:YAG vẫn hấp thụ melanin ở thượng bì do đó việc làm mát thượng bì trong quá trình điều trị mạch máu bằng laser Nd:YAG vẫn cực kì quan trọng.

Việc điều trị yêu cầu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn cũng như đạt được hiệu quả cao, bởi các mạch máu có kích thước, màu sắc khác nhau sẽ yêu cầu thông số điều trị khác nhau.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh giãn mao mạch và trả lời được câu hỏi “Giãn mao mạch có chữa được không?“.

>>> Bài viết liên quan:

Category: Điều trị giãn mao mạch