Chàm bẩm sinh là một bệnh da mạn tính, thường xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời. Bệnh đặc trưng bởi các mảng da đỏ, khô, ngứa và có vảy. Chàm bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở mặt, da đầu, cổ, khuỷu tay và đầu gối. Vậy chàm bẩm sinh có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết chàm bẩm sinh?
Khác với bệnh chàm da (Eczema), vết chàm bẩm sinh hay bớt bẩm sinh (Birth Marks) là một dạng bất thường bẩm sinh xuất hiện trên da. Phần lớn những vết chàm bẩm sinh trên da là lành tính. Có thể quan sát thấy vết chàm/ bớt bẩm sinh trên da ngay sau khi sinh hoặc trong tháng đầu tiên sau sinh. Những vị trí xuất hiện bớt bẩm sinh có thể xảy ra tại bất cứ vùng da nào.
Những dấu vết chàm/ bớt bẩm sinh có thể khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng và một số đặc điểm khác. Tùy theo từng trường hợp vết chàm / bớt bẩm sinh mà các vết này có thể là tạm thời, mất dần khi lớn lên hoặc có thể là vĩnh viễn và tồn tại theo thời gian. Một số vết bớt có kích thước không ổn định, tăng dần diện tích theo thời gian.
Tham khảo thêm bài viết về chàm da:
Những nguyên nhân gây ra vết chàm bẩm sinh
Hiện tại vẫn chưa xác định rõ những nguyên nhân gây ra vết chàm bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng các vết chàm bẩm sinh chủ yếu có liên quan đến một số rối loạn trong cơ thể như:
- Quá trình phát triển quá mức của các mạch máu ở một số vùng da nhất định trong thai kỳ.
- Xuất hiện chàm bẩm sinh dao sự tăng sinh tế bào melanocytes.
- Một số rối loạn về cơ trơn, chất béo trong cơ thể.
- Ảnh hưởng của quá trình rối loạn nguyên bào sợi hoặc rối loạn keratinocytes.
- Di truyền cũng là một trong những yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến tình trạng vết chàm bẩm sinh.
Ngoài ra, các vết chàm bẩm sinh cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác chưa được ghi nhận một cách đầy đủ.
Chàm bẩm sinh có chữa được không?
Câu trả lời ngắn gọn là CÓ, chàm bấm sinh có thể chữa được. Tuy nhiên, mức độ chữa khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị chàm bẩm sinh hiện nay:
1. Tẩy vết chàm bẩm sinh bằng laser
Laser là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chàm bẩm sinh, sử dụng ánh sáng tập trung để phá hủy các tế bào da sản xuất melanin. Khi laser được chiếu vào da, ánh sáng laser sẽ được hấp thụ bởi các tế bào da sản xuất melanin. Sự hấp thụ ánh sáng laser làm nóng các tế bào da này và phá hủy chúng. Các tế bào da bị phá hủy sau đó sẽ được cơ thể đào thải tự nhiên.
Có nhiều loại laser khác nhau có thể được sử dụng để tẩy chàm bẩm sinh, một số loại laser phổ biến nhất bao gồm:
- Laser Nd:YAG: Laser Nd:YAG là một loại laser phổ biến để điều trị chàm bẩm sinh, sử dụng ánh sáng có bước sóng 1064nm. Laser Nd:YAG có thể hiệu quả trong việc loại bỏ chàm bẩm sinh ở mọi độ tuổi.
- Laser Q-switched: Laser Q-switched sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn, tập trung cao để phá hủy các tế bào da sản xuất melanin. Laser Q-switched có thể hiệu quả trong việc loại bỏ chàm bẩm sinh ở trẻ em
- Laser picosecond: Laser picosecond sử dụng ánh sáng có bước sóng cực ngắn, tập trung cao để phá hủy các tế bào da sản xuất melanin. Laser picosecond có thể hiệu quả hơn laser Q-switched trong việc loại bỏ chàm bẩm sinh ở trẻ em.
Trong hầu hết các trường hợp, tẩy chàm bẩm sinh bằng laser có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng chàm bẩm sinh. Tuy nhiên, có thể cần nhiều lần điều trị để đạt được kết quả mong muốn.
2. Sử dụng Corticosteroid
Corticosteroid là một trong những nhóm thuốc chống viêm sưng ngoài da. Bệnh nhân có thể sử dụng Corticosteroid với các mức độ khác nhau để làm mờ các vùng da có vết bớt, chàm do sắc tố, làm giảm kích thước các mạch máu nhỏ dưới da do bớt / chàm mạch máu,…
3. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng chàm / bớt bẩm sinh nếu như chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những vết bớt / chàm bẩm sinh cần thực hiện phẫu thuật thường là những vết chàm/ bớt ăn sâu dưới da, những vết bớt nằm gần vùng mắt, gây ảnh hưởng xấu đến thị lực, vết bớt gần mũi, gây chèn ép đường thở, những vết bớt có nguy cơ dẫn đến ung thư,…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vết chàm bớt bẩm sinh. Đồng thời trả lời được câu hỏi: Chàm bẩm sinh có chữa được không?
>>> Bài viết liên quan: